Nhằm tiếp tục xây dựng
nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả,
có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở những
quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công
cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021-2030. Ngày 15/7/2021, Chính phủ ban
hành Nghị quyết số 76/NQ-CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2021-2030.
Cải
cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 tập trung vào 6 nội dung, đó là:
Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành
chính nhà nước; Cải cách chế độ công vụ; Cải cách tài chính công và Xây dựng,
phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số trong công cuộc cải cách hành chính
nhà nước. Trọng tâm cải cách hành chính 10 năm tới là:
Cải
cách thể chế: tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền
hành chính nhà nước, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực; nâng cao chất lượng thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng bộ, hiện đại, hội
nhập, trọng tâm là thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử
dụng đất, khoa học, công nghệ; tạo được bước đột phá trong huy động, phân bổ và
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển đất nước; tổ chức thi hành
pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cá
nhân, tổ chức và toàn xã hội
Đến
năm 2025, cơ bản hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính nhà nước, trọng
tâm là thể chế về tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức, viên chức, nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển. Hoàn
thiện thể chếvà các khung khổ pháp lý để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, phục
vụ có hiệu quả việc xây dựng, phát triển Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội
số…
Đến
năm 2030, hoàn thiện toàn diện, đồng bộ và vận hành có hiệu quả thể chế của nền
hành chính hiện đại, thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, tạo được bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng, tận dụng
mọi phương diện để đạt được những hiệu quả từ các nguồn lực để thúc đẩy phát
triển đất nước.
Về
Cải cách thủ tục hành chính: cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định thủ tục hành
chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp; thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ
quan hành chính nhà nước; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh,
thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ
sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do
kinh doanh, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, bảo
đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch; đổi mới và nâng cao hiệu quả
thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
chính. Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để người
dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, mọi phương diện
khác nhau trên các phương tiện khác nhau.
Đến
năm 2025, cắt giảm, đơn giản hóa tối thiểu 20% số quy định và cắt giảm tối
thiểu 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại các
văn bản đang có hiệu lực thi hành tính đến hết ngày 31/5/2020. Hoàn thành việc
đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục
hành chính theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không theo địa giới hành
chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian đi lại, chi phí
xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, công ty, các đơn vị hành chính sự
nghiệp, các đơn vị công ty doanh nghiệp.
Đến
năm 2030, 100% thủ tục hành chính, có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển
khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến
đạt từ 50% trở lên. Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết
thủ tục hành chính đạt tối thiểu 95%. Trong đó, mức độ hài lòng về giải quyết
các thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu 90%.
Môi trường kinh doanh của Việt Nam được xếp vào nhóm 30 quốc gia hàng đầu.
Về
Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ của các
cơ quan hành chính nhà nước các cấp, định rõ việc của cơ quan hành chính nhà
nước; phân định rõ mô hình tổ chức chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo và
đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Tăng cường đổi mới, cải tiến phương thức
làm việc nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và sắp
xếp, tinh gọn hệ thống tổ chức cơ quan hành chính nhà nước các cấp theo quy
định. Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước; tăng cường rà soát, sắp xếp lại hệ
thống các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, có cơ cấu hợp lý và
nâng cao hiệu quả hoạt động.
Đến
năm 2025, hoàn thành việc nghiên cứu, đề xuất mô hình tổ chức tổng thể của hệ
thống hành chính nhà nước phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể của nước ta
trong giai đoạn mới. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ
quan, tổ chức, khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức
năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống hành chính nhà nước.
Hoàn thành việc sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp quận, tổ dân phố theo
tiêu chuẩn quy định. Giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% số lượng đơn vị sự
nghiệp công lập và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so
với năm 2021.
Đến
năm 2030, tiếp tục sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức theo hướng giảm hợp lý đầu
môi các bộ, cơ quan ngang bộ và giảm tương ứng số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân các cấp tỉnh, giảm mạnh đầu mối các tổ chức trung gian. Tiếp tục
giảm bình quân 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với
năm 2025…
Về
Cải cách chế độ công vụ, xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và
thực tài. Thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch
trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và tuyển dụng công chức, viên chức để thu hút
người thực sự có đức, có tài vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà
nước. Đến năm 2025, xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có cơ
cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực
theo quy định. Đến năm 2030, xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý; đội ngũ cán bộ
các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm
nhiệm vụ: 50% - 60% số lãnh đạo, quản lý cấp phòng, vụ, cục, tổng cục và tương
đương ở Trung ương, 25% - 35% số lãnh đạo, quản lý cấp sở, ngành, Ủy ban nhân
dân cấp huyện và tương đương, trên 30% số lãnh đạo, quản lý cấp phòng trực
thuộc sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương, 80% số lãnh đạo,
quản lý doanh nghiệp nhà nước có đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.
100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ cao đẳng, đại học và được chuẩn hoá
về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc.
Về
Cải cách tài chính công, đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước cho
cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập gắn với nhiệm vụ được giao và sản
phẩm đầu ra, nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thúc đẩy sự sáng
tạo; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; kiểm soát tham nhũng tại các cơ
quan, đơn vị. Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước,.
Đến
năm 2025, tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật để đổi mới cơ chế quản lý,
phân bổ ngân sách nhà nước theo hướng bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách
Trung ương và chủ động, tích cực của ngân sách địa phương. Tiếp tục rà soát,
hoàn thiện hệ thống pháp luật về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính đối
với các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Đến năm 2025,
có tối thiểu 20% đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; 100%
đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, có đủ điều kiện, hoàn thành việc
chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc chuyển sang tự bảo đảm chi thường xuyên
và chi đầu tư.
Đến
năm 2030, hoàn thiện đầy đủ và đồng bộ hệ thống pháp luật để thể chế hóa các
chủ trương của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính của cơ quan
hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Giảm bình quân 15% chi trực
tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2021
– 2025.