Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tập thể
lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, của cán bộ, công chức trong cơ quan
hành chính nhà nước các cấp và nhân dân về ý nghĩa, mục tiêu, tầm quan trọng
của công tác cải cách hành chính đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ, quy tắc ứng xử của công
chức; thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng văn
minh, hiện đại. Tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và tổ chức
xã hội trong việc thực hiện cải cách hành chính; khuyến khích người dân, tổ
chức và doanh nghiệp tích cực sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu
chính công ích và giám sát các hoạt động thực thi công vụ, kết quả thực hiện
của địa phương. UBND xã Hàm Minh triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính
năm 2024 gồm:
1. Cải cách thể chế
a. Nâng cao chất lượng kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản
QPPL, đặc biệt tập trung vào việc rà soát các văn bản do HĐND, UBND huyện, UBND
xã ban hành với các quy định của Trung ương.
b. Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch kiểm tra, rà soát,
hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2024.
c. Thực hiện đồng bộ các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật;
tăng cường theo dõi, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước trong
công tác tổ chức và thi hành pháp luật.
2. Cải cách thủ tục hành chính
a. Tiếp tục thực hiện rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC nội
bộ; tập trung đẩy mạnh rà soát, đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ
TTHC, quy định không cần thiết làm phát sinh chi phí, nhất là của người dân,
doanh nghiệp tại các văn bản QPPL, đặc biệt là pháp luật chuyên ngành.
b. Tập trung giải quyết các TTHC, bảo đảm duy trì tỷ lệ giải
quyết đúng hạn 100%; thực hiện rà soát, đưa 100% hồ sơ TTHC đủ điều kiện được
giải quyết trực tuyến toàn trình, trực tuyến một phần.
c. Triển khai số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC phát sinh
mới có hiệu quả, bảo đảm 100% kết quả giải quyết TTHC được cung cấp đồng thời
cả bản điện tử.
d. 100% hồ sơ TTHC được tiếp nhận, giải quyết, theo dõi trạng
thái xử lý trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp tỉnh và được đồng bộ với
Cổng Dịch vụ công quốc gia để người dân, doanh nghiệp có thể giám sát, đánh giá
quá trình thực hiện.
đ. Tiếp tục triển khai Hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá
việc giải quyết TTHC của Văn phòng Chính phủ.
e. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong
giải quyết TTHC bảo đảm chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả, nhất là các nhóm TTHC,
dịch vụ công liên thông. Thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh,
kiến nghị; tổ chức đối thoại với người dân, cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời
tháo gỡ vướng mắc, khó khăn theo thẩm quyền.
g. Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch kiểm
soát thủ tục hành chính năm 2024.
3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
a. Hoàn thành việc xây dựng và phê duyệt Đề án vị trí việc làm
cán bộ, công chức cấp xã.
b. Khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, người dân đối
với việc giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước; khảo sát, đánh giá mức độ hài
lòng của người dân về cung cấp dịch vụ công.
4. Cải cách chế độ công vụ
a. Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức năm 2024.
b. Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực
đội ngũ cán bộ, công chức do tỉnh, huyện tổ chức.
c. Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, phân loại cán bộ, công
chức theo các quy định của pháp luật; chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán
bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
5. Cải cách tài chính công
a. Thực hiện các quy định
về đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách gắn với nhiệm vụ được giao và sản phẩm đầu
ra.
b. Xây dựng định mức
khoán chi thường xuyên phù hợp với điều kiện, tình hình của địa phương; lập dự toán kinh phí, quản
lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo đúng quy định của Luật Ngân
sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành và quy chế chi tiêu nội bộ.
c. Xây dựng và ban hành Kế hoạch đầu tư công năm 2025.
6. Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, chính quyền số
a. Tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển chính quyền điện tử,
Chính quyền số.
b. Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên
môi trường mạng; số hóa hồ sơ, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử (thực hiện trên
cơ sở dữ liệu quốc gia về giải quyết TTHC).
c. Tiếp tục thực hiện số hóa và tạo lập cơ sở dữ liệu điện tử hộ
tịch trên địa bàn.
d. Duy trì và thực hiện tốt chế độ báo cáo trên Hệ thống thông
tin báo cáo của tỉnh.
đ. Tiếp tục triển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng
theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015.
7. Công tác chỉ đạo, điều hành, tuyên truyền về cải cách hành
chính
a. Triển khai đầy đủ, kịp thời chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ và UBND tỉnh về công
tác cải cách hành chính tại các thông báo, kết luận, công điện, chỉ thị…
b. Xây dựng Kế hoạch cải cách hành chính; phân công, giao trách
nhiệm cụ thể cho từng tập thể, cá nhân. Xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu
trong chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính.
c. Tổ chức đánh giá, chấm điểm xác định Chỉ số cải cách hành
chính đảm bảo thực chất, khách quan, đánh giá đúng kết quả thực hiện nhiệm vụ
được giao.
d. Đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền về cải
cách hành chính, trong đó tập trung đến công khai, minh bạch, giảm thời gian
trong giải quyết TTHC, dịch vụ công trực tuyến, tiếp nhận và trả kết quả qua
dịch vụ bưu chính công ích; hướng dẫn, khuyến khích người dân, doanh nghiệp chủ
động tham gia thực hiện và sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
đ. Ban hành Kế hoạch kiểm tra cải cách hành chính, kiểm tra kỷ
luật, kỷ cương hành chính năm 2024.